Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2025

Chính sách thuế của Trump có lợi hay có hại cho nước Mỹ ?

Chính sách thuế của Trump có lợi hay có hại cho nước Mỹ ? 
Chính sách thuế của Trump làm chỉ số Dow Jones giảm 1679 điểm chỉ trong một ngày và đồng đô la lao dốc mạnh so với đồng euro, đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ. Vậy chính sách thuế của Trump có lợi hay có hại cho nước Mỹ ? 
Tôi đồng ý với ông D. Trump. Ông Trump nói: “Tôi nghĩ mọi thứ đang diễn ra rất tốt. Thị trường sẽ bùng nổ“. Điều này đúng, "sẽ" bùng nổ trong những năm tới. Việc D. Trump thực hiện các chính sách kinh tế rất mạnh làm nền kinh tế chao đảo trong ngắn hạn là rất bình thường theo mọi lý thuyết kinh tế. 

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

Quốc tang 2 ngày tưởng nhớ đồng chí Khamtay Siphandone

Trong 4 năm 2003-2006 tôi tham gia đoàn chuyên gia cấp cao chính phủ Việt Nam giúp bạn Lào về quản lý kinh tế vĩ mô, chống lạm phát và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và năm năm. Sau đó năm 2008, tôi và 4 đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng chủ trì thành lập Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia, nay là Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN, đồng thời tôi làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký trong 10 năm. Trong những năm tháng này, tôi thường xuyên đi Lào, có những thời kỳ tháng nào cũng đi; lúc đi theo đoàn, lúc đi một mình; nửa cuối tháng làm báo cáo phục vụ phiên họp hàng tháng của chính phủ Việt Nam, nửa đầu tháng sang chuẩn bị báo cáo phục vụ phiên họp hàng tháng của chính phủ Lào. Do những hoạt động này, tôi quen biết rất nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào cũng như có rất nhiều người bạn Lào. Người Lào thật thà, chất phác, cư xử có tình có nghĩa, nhất là luôn luôn thân mật và tốt bụng với tôi, nên tôi rất quý trọng các bạn Lào. Hơi buồn là tôi không có cơ hội gặp đồng chí Khamtay Siphandone vì lúc đó đồng chí đã nghỉ hưu và không sống ở thủ đô Vientiane. Tuy nhiên, tôi thường xuyên được nghe những câu chuyện về đồng chí và tôi rất kính trọng đồng chí. Sinh lão bệnh tử là quy luật của cuộc đời, không ai có thể tránh được. Mặc dù đồng chí đã thọ hơn 100 tuổi, nhưng sự ra đi của đồng chí đối với tôi cũng là một tin khá sốc. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc và chân thành nhất tới gia quyến đồng chí và cầu mong cho linh hồn đồng chí sớm siêu thoát về cảnh giới an vui vĩnh hằng và thanh thản trong cõi cực lạc.
Việt Nam để quốc tang 2 ngày tưởng nhớ đồng chí Khamtay Siphandone
(PLO)- Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày, từ 4 đến 5-4-2025. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:
Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Ảnh: VOV

Hai gọng kìm của Trung Cộng đang siết chặt Hoa Kỳ

Hai gọng kìm của Trung Cộng đang siết chặt Hoa Kỳ
Nhìn trên bản đồ thì ta sẽ thấy chiến thuật gọng kìm của Trung cộng khi lôi kéo Canada và Mexico về phía mình bằng mồi nhử đầu tư. Phía Bắc là Canada, phía Nam là Mexico, Hoa Kỳ ở giữa đương nhiên sẽ rơi vào thế khó khăn. Hoa Kỳ hiểu điều này nên bằng mọi cách phá thế trận hai gọng kìm. Mexico có vẻ như tạm thời ổn thỏa trong khi Canada thì vẫn phản kháng mạnh mẽ bằng những chiêu ăn miếng trả miếng, họ kiên quyết chống lại Mỹ, đặc biệt là khi tổng thống Trump tuyên bố về việc Canada nên trở thành một phần của Hoa Kỳ.


Canada, mảnh đất lạnh giá nhưng hiền hòa, đang dần trở thành con cờ trên bàn cờ lớn của thế kỷ 21. Trong khi người dân Toronto vẫn đang tranh cãi về giá nhà, cư dân Vancouver bận rộn chọn trường cho con thì một thế lực đến từ Bắc Kinh đã len lỏi cắm rễ và bắt đầu bẻ gãy từng trụ cột của một quốc gia, không phải bằng vũ lực mà bằng đầu tư. 

Dân chủ là không có ai có thể ngồi xổm trên pháp luật

Dân chủ là không có ai có thể ngồi xổm trên pháp luật
Lâm Bình Duy Nhiên -  Sự phân lập quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ đại diện. Tuy nhiên, sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền tưởng chừng là nền móng vững chắc của nhiều quốc gia dân chủ lại đang bị đe dọa, hơn bao giờ hết, bởi chủ nghĩa dân túy và dân tộc cực đoan đang trỗi dậy mạnh mẽ trên thế giới.

Luật pháp nước Pháp từng kết án các chính trị gia nổi tiếng về tội biển thủ công quỹ. Trong số đó có Jacques Chirac (tổng thống) bị kết án tù treo. Ngoài ra còn có François Fillon (thủ tướng), Claude Guéant (bộ trưởng)…Jérôme Cahuzac, từng là bộ trưởng cũng bị kết án về tội trốn thuế và rửa tiền.

Tỉ phú người ta, tỉ phú nhà mình...

Tỉ phú người ta, tỉ phú nhà mình...
HÀ PHAN - Trong số 10 tỉ phú giàu nhất thế giới, những người có 100 tỉ đô trở lên, có 8 mang quốc tịch Mỹ dù quốc gia này đang có nhiều biến động, cũng "cải cách thể chế" và tinh gọn bộ máy như Việt Nam.

Hai ông còn lại đến từ Pháp và Tây Ban Nha, một là ông chủ của hãng hàng hiệu LVMH, ông còn lại tui không quen!

Điều khá thú vị là cả 8 tỉ phú Mỹ, ngoài ông vua chơi chứng khoán Warren Buffett, còn lại đều giàu lên từ công nghệ, chế tạo, kỹ thuật số... và sừng sững đấy nhiều năm qua nhờ "dẫn dắt" thế giới trong ngành này! 

Chẳng thấy ông nào có ngành nghề chính là bất động sản hay ngân hàng cả. Họ cũng là những nhân tố chủ yếu giúp Mỹ dù có phần mất vị thế, kinh tế có lúc lao đao nhưng vẫn giữ được ngôi vị số 1 và còn làm ông kẹ thế giới.

Thời gian không còn nhiều cho Đài Loan

Thời gian không còn nhiều cho Đài Loan
Hầu như mọi người dân Đài Loan đều muốn bảo vệ nền tự do quý giá của mình. Nhưng giờ đây, có một điều chắc chắn rõ ràng: Việc hoàn toàn dựa vào Mỹ, đồng thời từ chối và gây hấn với Trung Quốc không còn là con đường khả thi nữa. Không thể có nền dân chủ nếu trước tiên không đảm bảo được hòa bình. Một cuộc thăm dò không chính thức vào đầu tháng 3, do một nền tảng trực tuyến phổ biến với sinh viên đại học Đài Loan thực hiện, đã hỏi rằng khi đứng trước những diễn biến mới nhất liên quan đến Ukraine, những người trả lời khảo sát có sẵn lòng bảo vệ Đài Loan trong một cuộc tấn công của Trung Quốc, hay họ thích đầu hàng hơn. Hầu hết đều lựa chọn đầu hàng.

Các tài xế taxi Đài Loan nổi tiếng là thích nói chuyện, và gần đây, ngay khi tôi vừa ngồi vào ghế sau của một chiếc taxi ở phía nam hòn đảo, bác tài đã quay sang vui vẻ hỏi thăm tôi, rồi đột ngột tuyên bố rằng “Hôm nay là Ukraine, ngày mai là Đài Loan.”

Châu Á đang mất cân bằng một cách nguy hiểm

Châu Á đang mất cân bằng một cách nguy hiểm
Stephen M. Walt - Chính quyền Trump tiếp tục xuất hiện khắp các mặt báo, nhưng câu chuyện thực sự đáng quan tâm có thể lại ở nơi khác. Nếu buộc phải đoán, tôi sẽ nói rằng các liên minh châu Á của Mỹ sẽ vẫn tồn tại vì Mỹ không muốn Trung Quốc trở thành một bá quyền ở châu Á. Người Mỹ không thể ngăn chặn điều đó nếu không có các đối tác trong khu vực, và những đối tác tiềm năng đó cũng không muốn sống trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng tôi không còn tự tin vào dự đoán đó như trước nữa.

Với tất cả sự hỗn loạn hiện đang nhấn chìm chính sách đối ngoại của Mỹ, rất dễ để người ta quên mất một số khía cạnh cơ bản hơn của chính trị toàn cầu. Tất cả chúng ta đều đang bị phân tâm bởi vụ Signalgate, đàm phán Nga-Ukraine, sự thù địch ngày càng rõ ràng của chính quyền Trump đối với châu Âu, một cuộc thương chiến đang rình rập, vết thương tự gây ra do quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Canada, cũng như cuộc tấn công có hệ thống vào các thể chế dân chủ bên trong nước Mỹ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo kịp tất cả những sự kiện này, thì bạn không đơn độc.

Thủ tướng lập tổ phản ứng nhanh với mức thuế 46% của Mỹ

Thủ tướng chủ trì họp đột xuất, lập tổ phản ứng nhanh với mức thuế 46% của Mỹ
03/04/2025 - Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay chủ trì cuộc họp đột xuất của Thường trực Chính phủ với các bộ ngành về việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa Việt Nam. Cùng dự có Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan.

Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành và lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt hơn, phức tạp hơn, khó đoán định hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Dương Giang

Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng thể về chính trị, ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân để ứng phó với tình hình.

Theo Thủ tướng, Việt Nam mong muốn phía Mỹ có chính sách phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, với mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Điều này cũng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, vẫn đang phải tiếp tục khắc phục hậu quả nặng nề, kéo dài sau nhiều năm chiến tranh.

Trump áp thuế trả đũa của Hoa Kỳ đối với “toàn thế giới”

Trump tuyên bố áp thuế trả đũa của Hoa Kỳ đối với “toàn thế giới”
“Ngày đi vào lịch sử” – Việt Nam bị đánh thuế trả đũa cao hàng đầu thế giới! Donald Trump công bố mức thuế dự kiến ​​sẽ áp dụng trong bài phát biểu. Ông đưa ra những lời hứa lớn lao với người Mỹ. Một cuộc chiến thương mại với Liên minh châu Âu dường như sắp xảy ra.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang tiếp tục chính sách thương mại quyết liệt của mình và đang triển khai gói thuế quan mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ông sẽ giới thiệu một hệ thống thuế quan có đi có lại “cho các quốc gia trên khắp thế giới”, đảng viên đảng Cộng hòa này đã phát biểu như vậy tại Vườn Hồng của Nhà Trắng. Một cuộc chiến thương mại với Liên minh châu Âu hiện có vẻ là điều không thể tránh khỏi – mức thuế trừng phạt mới có khả năng gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ đánh thuế với cả thế giới, tuyên bố "độc lập kinh tế"

Theo bảng mức thuế vừa được Mỹ công bố và thi hành ngay thì các nước bị Mỹ đánh thuế vẫn được hưởng lợi, thậm chí gần gấp đôi so với mức thuế suất họ đánh vào hàng Mỹ. Điều này chứng tỏ ông Trump vẫn còn dè chừng trong ngắn hạn sẽ bùng nổ lạm phát và suy sụp thị trường trong nước Mỹ, đồng thời còn nhân nhượng để các đối tác kinh tế thương mại của Mỹ còn thở được và tiến hành điều chỉnh, sắp xếp lại nền kinh tế của họ cho thích nghi với mức thuế mới ! Rất lo cho Việt Nam. Cứ đủng đà đủng đỉnh, ưỡn à ưỡn ẹo trong 3 thập kỷ qua trong khi thế giới đã và đang thay đổi rất nhanh. Nguy cơ và Thời cơ lúc nào cũng có thể ập đến. Ông Trump nói rất đúng: Ngày 2/4 là ngày tuyên bố độc lập kinh tế của chúng ta. Mỹ sẽ sử dụng số tiền thu được từ thuế quan để "giảm thuế và trả nợ quốc gia"... Mừng cho nhân dân Mỹ đã tìm được một tổng thống vì đất nước, vì nhân dân.
Mỹ đánh thuế với cả thế giới, tuyên bố "độc lập kinh tế"
(Dân trí) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, và mức cao hơn với nhóm đối tác thương mại lớn nhất, trong đó Việt Nam ở mức 46%. Ông Trump cho biết "đó là tuyên bố độc lập kinh tế của chúng ta". Ông cho biết, Mỹ sẽ sử dụng số tiền thu được từ thuế quan để "giảm thuế và trả nợ quốc gia".
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế mới tại sự kiện ở Vườn hồng, bên trong Nhà Trắng ngày 2/4 (Ảnh: Reuters).

Quá khâm phục D. Trump vì dám quyết đoán tăng thuế

Quá khâm phục tổng thống D. Trump vì dám quyết đoán tăng thuế
Tổng thống Trump vừa công bố một danh sách dài các nước phải chịu nộp thuế khi xuất khẩu hàng hóa đến Hoa Kỳ. Trong đó nổi bật là EU 20%, Trung Quốc 34%, Việt Nam 46%, Đài Loan 32%, Nhật Bản 24%, Hàn Quốc 25%, Thái Lan 36%, Thụy Sĩ 31%, Indonesia 32%, Malaysia 24%, Campuchia 49%, Anh 10%, Nam Phi 30%…

Như vậy Việt Nam và Campuchia là hai nước bị đánh thuế cao nhất. Cũng đúng thôi vì các nước này nhập của Mỹ một đô là nhưng xuất sang Mỹ tới 10 đô la thì họ làm sao chịu nổi.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2025

Động đất ở Myanmar và động đất ở Việt Nam

Động đất ở Myanmar và động đất ở Việt Nam
FB Nguyễn Ngọc Chu - 1-4-2025 Sau khi giành chính quyền, đề cao vô thần, ồ ạt đập phá chùa chiền. Giờ thì khắp nơi đổ xô xây dựng chùa chiền. Chùa chiền trước đây chỉ chiếm vài sào vài héc-ta đất, giờ chiếm cả trăm héc-ta đất. Trước khi giành chính quyền thì đề cao “dân cày có ruộng”. Sau khi có chính quyền thì quốc hữu hoá tuốt tuồn tuột. Giờ thì cấp dự án khắp mọi nơi, mỗi dự án từ dăm chục cho đến dăm ngàn héc ta đất. Tiêu chí môi trường, luôn nhắc đến, luôn được thông qua.
“Mất bò mới lo làm chuồng” là câu thành ngữ nổi tiếng, hầu như ai cũng nhớ, nhưng trên thực tế, thì chẳng mấy ai để ý khi vấn đề liên quan đến tài sản công hay vận mệnh chung. Nhưng “mất bò” còn là nhẹ. Vì nhiều trường hợp liên quan đến tính mạng, không chỉ một cá nhân, mà của nhiều người, của nhiều đời nhưng cũng không mảy may lo lắng. Không phải “Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của bậc kẻ sĩ, mà bởi vì “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, liều hơn là “Điếc không sợ súng”.

Nỗi hối hận muộn màng

Hồi nhỏ tôi rất mê văn học Liên Xô. Tôi có thể thức trắng nhiều đêm để đọc những tác phẩm tuyệt vời của hàng chục nhà văn Nga và Liên Xô. Sau này đi Âu Mỹ học và làm việc, tôi cũng đọc văn học của Âu Mỹ, nhưng ít có cảm tình, thậm chí thấy vô duyên. Văn học Nga sâu sắc, tình cảm, lãng mạn và thơ mộng, đã dính vào là không thể buông ra được. Văn học Âu Mỹ thường chỉ đấm đá, tranh cướp tình tiền, trinh thám, hài hước và thiếu tâm lý nên khô khan, đọc vài chục trang là chán. Hai chục năm nay thì tôi thích đọc truyện quan trường Trung Quốc, mỗi bộ dài vài vạn trang, thường kể về một người sau khi tốt nghiệp đại học xong đã vừa tạo ra các thành tích xuất sắc trong công tác, vừa mưu mô mánh khóe trong quan trường, để cuối cùng leo tới chức Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc như thế nào. Đọc trang bác Đoàn Xuân Thu viết về nhà văn Nga Chekhov khá hay, tôi lưu lại đây. Anton Pavlovich Chekhov (tiếng Nga: Антон Павлович Чехов; phiên âm: An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp, 1860–1904) là nhà viết kịch, nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn người Nga. Ông được xem là một trong những nhà văn chuyên thể loại truyện ngắn vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Sự nghiệp viết kịch của ông để lại cho hậu thế bốn tác phẩm kinh điển, còn những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông luôn được giới văn sĩ và giới phê bình quý trọng. Cùng với Henrik Ibsen và August Strindberg, Chekhov được xem là một trong ba trụ cột lớn cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong các loại hình sân khấu. Chekhov làm nghề bác sĩ trong phần lớn sự nghiệp viết văn, với ông:"Y học là vợ trên pháp luật của tôi, còn văn học là tình nhân của tôi." Tôi thích câu này của Chekhov: "Vai trò của một nghệ sĩ là đặt ra câu hỏi chứ không phải trả lời chúng". Ở VN, tôi nghĩ "Vai trò của một công dân là đặt ra câu hỏi cho lãnh đạo xử lý chứ không phải là trả lời chúng". Rất tiếc khi chúng tôi đặt câu hỏi phản biện, người có trách nhiệm (ăn lương nhà nước để lo việc này) thường hỏi lại: Vậy thì hãy tự trả lời đi, và làm đi; không trả lời được, không làm được thì đừng có hỏi. Thật buồn cho tư duy của các ông quan lãnh đạo loại này.
Nỗi hối hận muộn màng
Tuổi thơ của Chekhov gắn liền với những năm tháng cơ cực, khi gia đình ông phá sản và phải chuyển đến Moscow. Dù hoàn cảnh khó khăn, Chekhov vẫn cố gắng học tập và sau này theo học trường Y tại Đại học Moscow. Ông trở thành bác sĩ và luôn coi nghề y là một phần quan trọng trong cuộc đời mình, nhưng văn chương mới là đam mê lớn nhất.
Chekhov bắt đầu viết truyện ngắn từ những năm 1880 để kiếm sống và nhanh chóng khẳng định được tên tuổi. Các tác phẩm của ông thường tập trung vào cuộc sống hàng ngày của con người, khai thác tâm lý sâu sắc và chứa đựng những triết lý nhân sinh.

Tình yêu đến từ nơi... đụng xe

Tình yêu đến từ nơi... đụng xe
Xe của người đàn bà và người đàn ông đâm nhau. Cả hai chiếc xe đều bị hỏng nhưng may mắn là họ không hề bị thương. Sau khi đi quan sát hai chiếc xe một vòng, người đàn bà nói:

- Ông là đàn ông còn tôi là phụ nữ, điều đó thật là thú vị. Hãy nhìn xem xe của chúng ta, không còn gì cả, nhưng thật là may mắn là chúng ta đều không bị sao cả.

Đó thật sự là ý của thượng đế khiến chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh này để trở thành bạn và có thể sống chung với nhau.

Anh có đồng ý với tôi không?

Người đàn ông vui vẻ trả lời:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với bà, đó thật là chủ ý của thượng đế.

Đa số người Mỹ đánh giá ông Trump làm tốt hơn ông Biden

Đa số người Mỹ đánh giá ông Trump làm tốt hơn ông Biden
54% tỷ lệ cử tri Mỹ cho rằng hiệu suất làm việc sau hai tháng của Tổng thống Trump tốt hơn người tiền nhiệm Biden, theo khảo sát của Harvard CAPS-Harris Poll. "Tỷ lệ ủng hộ ông Trump cao hơn nhiều so với cựu tổng thống Biden. Chúng tôi thấy có sự giảm nhẹ trong tỷ lệ ủng hộ ông Trump so với đầu nhiệm kỳ, nhưng nằm trong biên độ sai số nên cần xem kết quả khảo sát tháng tới để có đánh giá chính xác hơn", Mark Penn, người dẫn đầu nhóm thực hiện khảo sát, cho hay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 31/3. Ảnh: AFP
Harvard CAPS-Harris Poll ngày 31/3 công bố khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Mỹ thuộc Đại học Harvard phối hợp với công ty Nghiên cứu và Phân tích Harris tiến hành, cho thấy 49% cử tri tán thành hiệu suất làm việc của Tổng thống Donald Trump, giảm so với mức 52% tháng trước. 46% cử tri đưa ra quan điểm ngược lại.